Việc chăm sóc da thực sự không đơn giản! Đôi khi bạn cảm thấy chán nản vì đã áp dụng tất cả các cách chăm sóc da mặt, bỏ ra rất nhiều tiền nhưng… kết quả vẫn không như mong muốn. Cách chăm sóc da mặt hiệu quả nên bắt đầu từ điều cơ bản nhất: Xác định đúng loại da. Từ việc xác định đúng làn da, bạn sẽ chọn được những sản phẩm phù hợp, giúp da khoẻ và đẹp lên mỗi ngày. Bài viết này sẽ chia sẻ cách dưỡng da mặt cụ thể cho từng loại da. Dù bạn là da dầu hay khô, có mụn hay không, bạn cũng sẽ tìm thấy quy trình dưỡng da phù hợp dưới đây!
Chăm sóc da thường
Đặc điểm:
Da thường là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để chỉ một làn da cân bằng. Thuật ngữ khoa học cho làn da khỏe mạnh là eudermic. Các vùng chữ T (trán, cằm và mũi) có thể là một chút dầu, nhưng nhìn chung độ dầu và độ ẩm cân bằng và da không quá nhờn hoặc quá khô.
Da thường có: Lỗ chân lông nhỏ; lưu thông máu tốt, kết cấu da mịn, mềm và mượt, da đều màu, hồng hào, không có khuyết điểm và thường không nhạy cảm.
Với người sở hữu làn da thường thì cách dưỡng da mặt, lựa chọn mỹ phẩm trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy sở hữu một làn da lý tưởng, nhưng nếu bạn bỏ lơ việc chăm sóc da… thì các chị em sẽ hối hận đấy! Những vấn đề về da như: Mụn, lão hoá, thiếu ẩm… sẽ rất dễ xuất hiện khi lơ là.
Các bước chăm chăm sóc da thường:
- Rửa mặt: Các loại chất tẩy rửa quá mạnh đều sẽ làm mất đi độ ẩm vốn đã rất ít ỏi trên da bạn. Bạn không cần tìm loại sữa rửa mặt tạo cảm giác “sạch kin kít”, chỉ cần chọn lựa kết cấu kem mềm, ẩm mượt, rửa xong không thấy căng da là được.
- Dưỡng ẩm toàn diện: đây là cách dưỡng da mặt cơ bản nhất giúp đem lại làn da khỏe mạnh. Ngoài da mặt là vùng phải dưỡng ẩm thường xuyên, đừng quên chăm sóc mắt bằng kem dành riêng cho mắt. Với da khô, mắt càng thiếu ẩm và dễ nhăn nheo hơn bao giờ hết đấy!
- Tẩy da chết nhẹ nhàng: Các loại hạt to có thể làm khô và xước da bạn, hãy chuyển sang tẩy da chết dạng gel lột (peeling). Đây là loại tẩy da chết mềm mượt như kem, bạn chỉ cần bôi một lớp mỏng, đợi vài phút rồi rửa đi thay vì phải chà xát mạnh, gây tổn hại bề mặt da.
Chăm sóc da khô
Đặc điểm:
Da khô được sử dụng để miêu tả loại da sản sinh ít dầu hơn da thường. Đó là kết quả của việc thiếu dầu, dẫn đến việc thiếu lipids mà da cần để duy trì độ ẩm và xây dựng một lá chắn chống lại các ảnh hưởng bên ngoài. Điều này khiến hàng rào chức năng của da suy yếu. Da khô (Xerosis) tồn tại ở các mức độ khác nhau mà không phải lúc nào cũng phân biệt được.
Phụ nữ thường có làn da khô hơn đàn ông và làn da thì thường khô hơn theo độ tuổi. Các vấn đề liên quan đến da khô là thường được phàn nàn và chiếm 40% các trường hợp tìm đến bác sĩ da liễu.
Các bước chăm sóc da khô
Nếu bạn là cô nàng da khô thì cách dưỡng da mặt của bạn nên tập trung vào các sản phẩm cấp ẩm, làm ẩm và khoá ẩm. Tuy da khô thường ít nổi mụn, nhưng sẽ dễ gặp tình trạng lão hoá hơn. Nếu không được dưỡng ẩm đầy đủ, khi trang điểm da khô sẽ dễ gặp tình trạng da bị mốc và không ăn phấn.
Lưu ý trong các bước chăm sóc da, da khô không nên sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh, và chỉ nên sử dụng các sữa rửa mặt có độ pH trung tính 5.5. Các bạn nên lưu ý trong việc sử dụng mặt nạ đất sét, vì sản phẩm này sẽ dễ khiến da bạn bị khô hơn. Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để cung cấp độ ẩm cho phòng.
Ngoài ra, một mẹo chăm sóc da mặt khô là: Sử dụng kem dưỡng dạng kem, thoa một lớp dày trên mặt trước khi ngủ từ 1 đến 2 giờ để cung cấp dưỡng chất cho da. Nếu bạn có cảm giác nặng mặt, trước khi ngủ bạn có thể dùng khăn lau bớt đi dưỡng chất.
Tẩy trang là bước chăm sóc da cơ bản nhất giúp loại bỏ lớp trang điểm, dầu thừa và bụi bẩn ô nhiễm trên da. Điều này đồng nghĩa loại bỏ nguyên nhân chính làm hư hại da mặt và lỗ chân lông to và tắc nghẽn. Bên cạnh đó, da khô là do mất đi dầu tự nhiên trên da. Bằng cách dùng dầu tẩy trang (phù hợp với da khô) sẽ có thể giúp bổ sung lượng dầu nhất định cho da.
Da khô rất dễ bị kích ứng, nhất là khi da bị bào mòn và tiếp xúc với chất hoá học mạnh. Vì vậy, sử dụng cách làm sạch nhẹ nhàng (bằng cách tự nhiên như xông hơi, đắp mặt nạ tự nhiên… cùng với sữa rửa mặt cho da khô và da nhạy cảm) là tốt nhất mà lại hiệu quả. Cuối ngày, dù không trang điểm hay mệt mỏi sau một ngày dài, bạn vẫn không nên bỏ qua bước tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ.
Toner cũng là một bước làm sạch bề mặt da sau khi tẩy trang và rửa mặt, giúp thông thoáng lỗ chân lông. Bên cạnh đó, toner còn có tác dụng làm dịu mát, tăng cường cấp ẩm và giữ ẩm cho da. Đối với da khô, các chuyên gia da liễu khuyên dùng toner không chứa axit salicylic và cồn và độ pH lý tưởng của nước cân bằng là 4 – 4.5 pH. Nếu sau khi dùng sản phẩm, da có hiện tượng mẩn đỏ và kích ứng, hãy ngưng và chuyển sang dùng toner cho da nhạy cảm sau một thời gian.
Da khô cần serum dưỡng ẩm chuyên sâu và lỗ chân lông cần một loại serum giúp thu nhỏ lỗ chân lông. Hiện nay có nhiều loại serum tốt với thành phần tự nhiên, lành tính và làm dịu mát làn da khô. Công dụng chính của loại serum này giúp ngăn ngừa lão hoá da, hấp thụ bã nhờn, lỗ chân lông thông thoáng, và thu nhỏ lỗ chân lông về kích thước ban đầu. Đối với da khô nhẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm dạng gel, với các thành phần axit béo như axit linoleic, glycerin, triglycerides. Dạng gel cung cấp dưỡng ẩm vừa phải, kết cấu nhẹ và ít bết dính.
Da mặt khi tiếp xúc và bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời sẽ xuất hiện những vấn đề như: nhiều tế bào chết, lỗ chân lông to, da mặt tiết nhiều bã nhờn, da mặt bị bào mòn, mụn… Do vậy, trong các bước chăm sóc da vào mỗi buổi sáng không thể thiếu kem chống nắng. Nói không với các loại kem chống nắng có chứa cồn làm khô da và gây kích ứng.
Các loại mặt nạ dưỡng da cấp nước (hydrating mask) có công hiệu làm dịu mát làn da khô. Đồng thời bổ sung các dưỡng chất quan trọng cần thiết để tái cấu trúc và phục hồi làn da, giúp da săn chắc và khoẻ mạnh để chống lại các tác nhân gây nguy hại cho da từ môi trường.
Đắp mask là một trong cách bước chăm sóc da mang lại hiệu quả tốt
Chăm sóc da mặt dầu
Đặc điểm:
Da dầu thực chất là một làn da thiếu độ ẩm. Vì lẽ đó, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn để cung cấp độ ẩm cho da. Hậu quả của việc tuyến bã nhờn hoạt động mạnh sẽ là: Da luôn trong tình trạng bóng lưỡng, dễ hình thành mụn…
Một số các nguyên nhân gây ra sự sản sinh dầu quá mức: Yếu tố di truyền, sự thay đổi hooc môn và không cân bằng hooc môn, dược phẩm, căng thẳng, mỹ phẩm có thể gây mụn (sản phẩm trang điểm gây kích ứng da).
Các bước chăm sóc da dầu
Cách chăm sóc da mặt dành cho nàng da dầu là nên vệ sinh da sạch sẽ. Tuy nhiên bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày để không bị lấy đi độ ẩm. Đồng thời rửa mặt bằng nước mát, tránh rửa mặt bằng nước ở nhiệt độ cao, để tránh tình trạng kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn.
Vì da thiếu độ ẩm nên các bạn tránh sử dụng các sản phẩm có chứa cồn khiến da bị khô. Thay vào đó bạn nên sử dụng các sản phẩm nước hoa hồng có thành phần AHA hoặc Salicylic Acid để lấy đi lượng bã nhờn và bụi bẩn trên da.
Vì da dầu khá dễ bị mụn nên bạn có thể dùng các sản phẩm chứa Retinoid, hoặc Benzoyl Peroxide, hay Salicylic Acid trong các bước chăm sóc da mặt. Da dầu nên tránh các sản phẩm dưỡng có kết cấu dày đặc như kem khiến bí tắc lỗ chân lông. Bạn nên sử dụng các sản phẩm dạng nước, hoặc gel để dưỡng ẩm cho da mà không gây cảm giác nặng mặt hoặc tắc nghẽn lỗ chân lông.
Đặc điểm của loại da này là lỗ chân lông to, dầu nhiều và dễ sinh mụn. Vì thế, bạn nên lưu ý các vấn đề sau khi chăm sóc da:
- Chọn sữa rửa mặt càng mỏng nhẹ càng tốt, những kết cấu như gel hoặc nước là phù hợp nhất với da dầu.
- Sử dụng kem chống nắng vật lý (physical sunscreen) để bớt kích ứng và đổ dầu.
- Đầu tư cho mình một loại serum hoặc sản phẩm dưỡng da nói chung chứa AHA/BHA. Đây là hai loại axit tự nhiên rất tốt cho da dầu, giúp làm sạch sâu, loại bỏ lớp da chết và thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế tối đa nguy cơ mụn nhọt.
Chăm sóc da hỗn hợp
Đặc điểm:
Những cô nàng có làn da hỗn hợp thường có vùng chữ T (trán, mũi, và cằm) là da dầu, trong khi 2 bên má có thể là da khô hoặc da thường. Vì là sự kết hợp của 2 loại da khác nhau trên một gương mặt nên cách chăm sóc da mặt cho da hỗn hợp cũng nên tách biệt ra từng khu vực riêng.
Da hỗn hợp được định rõ đặc điểm như sau: Vùng chữ T dầu (vùng tráng, cằm và mũi); Lỗ chân lông to ở vùng này và thường bịt kín; 2 bên má có da thường hoặc khô.
Những phần da bị dầu hơn của loại da hỗn hợp được gây ra bởi sự sản sinh dầu quá độ. Những phần da khô hơn của loại da hỗn hợp thì do thiếu hụt dầu và thiếu lipid tương ứng.